VIÊM AMIDAN - VA & NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP - VIÊM MŨI XOANG
Trần Lê Thủy MD., Ph.D
Trần Minh Trang MD., MSc
Websites: taimuihongthuytran.com & xoang.vn
AMIDAN
Những nghiên cứu mới nhất của Shirley W.P và cộng sự [Cummings ORL Head and Neck Surgery, 2010] đã khẳng định vai trò miễn dịch của Amidan sản sinh ra IgA, IgM, IgG và IgD, vai trò chống viêm của tế bào lympho trong tổ chức Amidan. Khi amidan viêm quá phát, có thể tạo thành ổ apxe Amidan hoặc apxe quanh Amidan là phản ánh một quá trình viêm nhiễm đường hô hấp đang diễn ra mãnh liệt có cội nguồn là viêm mũi xoang mạn tính; Ổ viêm này không ngừng tưới mủ, vi trùng xuống họng, cư trú phát triển tại Amidan: Đây là lúc cần đưa ra sự cân nhắc cắt hay không cắt bỏ Amidan, hay cắt bỏ một phần Amidan.
CHỈ ĐỊNH CẮT AMIDAN
Hiện tồn tại hai quan điểm cắt và không cắt.
1. Quan điểm 1: Cắt Amidan
Với viêm nhiễm
- Viêm tái phát hoặc xẩy ra cấp tính trên sáu lần trong một năm, hoặc phối hợp với bệnh tim, nhiễm Streptococcoc
- Nhiễm Mononucleosis không đáp ứng với điều trị kháng sinh.
Với tắc nghẽn
- Thở ngáy nặng, thở miệng, tắc nghẽn đường thở khi ngủ.
- Những biến chứng do sự quá phát của tổ chức Adenotonsillar ảnh hưởng đến phát triển khung xương hàm mặt.
2. Quan điểm 2 - Theo Thủy Trần: Bảo tồn không cắt Amidan
Quan điểm này dựa trên 3 lý do sau:
- Vì vai trò miễn dịch tích cực của Amidan như đã nêu trên.
- Vi nguyên nhân viêm mũi xoang mãn tính, mủ và dịch viêm không ngừng tưới xuống họng và tổ chức Amidan.
- Vì sự tắc nghẽn đường thở không chỉ gây nên do tổ chức Amidan quá phát mà còn do sự phù nề niêm mạc của toàn bộ khoang mũi họng do viêm mũi xoang không được điều trị triệt để.
Chúng tôi không đưa ra chỉ định cắt Amidan tại Clinic Thủy Trần. Tất cả các bệnh nhân có Amidan viêm nhiễm, quá phát đều được điều trị bảo tồn. Kỹ thuật Thủy Trần nội soi điều trị tại chỗ, triệt để nguồn gốc viêm mũi xoang mãn tính. Tổ chức Amidan đã trở lại bình thường trên tất cả các bệnh nhân. Ước khoảng 2.000 bệnh nhân viêm Amidan đã được điều trị tại Clinic Thủy Trần theo nguyên lý này.
VA
VA nằm ở trần vòm họng, ngã ba mũi họng vòi tai.
Cần thiết nạo VA trong những trường hợp sau:
1. Do viêm: VA quá phát gây viêm tắc vòi nhĩ, viêm tai keo, viêm tai giữa cấp hay tái phát, viêm tai giữa mạn đã thủng màng nhĩ, nhiễm khuẩn đường hô hấp kéo dài.
2. VA quá phát gây tắc nghẽn thông khí, ngủ ngáy, thở bằng miệng, ngạt thở khi ngủ, rối loạn hộp cộng hưởng giọng nói do tổ chức VA quá to [H1]
H1. VA quá phát