Tai gồm ba thành phần nối thông với nhau là tai trong - tai giữa và vòi nhĩ. Tai trong chứa cơ quan giữ thăng bằng và tiếp nhận âm thanh. Tai giữa chứa chuỗi xương nhỏ truyền âm. Vòi nhĩ là phần trước của tai giữa, có cửa loa vòi mở thông vào vòm mũi họng. Dịch viêm mũi xoang có thể bị đẩy lên vòi nhĩ gây viêm tắc vòi nhĩ gây viêm tắc vòi và viêm tai giữa.
Tai giữa gồm ba thành phần thông thương với nhau là xương chũm, hòm nhĩ và vòi nhĩ. Hòm nhĩ là một hình khối sáu mặt. Mặt ngoài là màng nhĩ, là đáy của ống tai ngoài, màng này được nối tiếp với mặt trong hòm nhi bởi chuỗi xương nghe tạo thành cơ chế truyền âm thanh từ môi trường bên ngoài vào tai trong để lên não bộ. Mặt sau hòm nhi nối thông với xương chũm, mặt trước mở vào vòi nhĩ; vòi này mở thông vào thành bên vòm mũi họng. Trần hòm nhĩ tiếp giáp vỏ đại não, đáy nhĩ là mặt xương áp sát vùng tĩnh mạch cảnh. Vòi nhi dài 3,7cm chạy từ sau ra trước chếch 45 độ với phương ngang ở người trưởng thành, giữ vai trò quan trọng trong việc đào thải dịch sinh lý bình thường của xương chũm và tai giữa xuống vòm mũi họng. Vòi nhĩ tắc bạn sẽ bị ù tai, đau tai, nghe kém và viêm tai giữa. Ở trẻ nhỏ vòi này ngắn chỉ chếch 10 độ vời phương ngang, cơ thắt loa vòi yếu nên thức ăn rất dễ trào ngược gây viêm tai giữa. Vì lý do này tỷ lệ viêm tai giữa ơ trẻ em cao hơn so với người trường thành... Mời bạn xem thêm bài dưới đây.
GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI GIỮA
Trần Lê Thủy MD., Ph.D
Trần Minh Trang MD., MSc
Websites: taimuihongthuytran.com & xoang.vn
Tai giữa gồm ba thành phần nối thông với nhau là tế bào chũm, hòm nhĩ và vòi nhĩ - Eustachian tube (hình H1, H2). Tế bào chũm - ở ngay sau vành tai, có kích thước nhỏ khi trẻ mới đẻ, phát triển lớn dần theo hướng ra sau, lên trên và xuống dưới của xương chũm. Mặt bên ở trung tâm nhóm tế bào chũm có một khoảng trống lớn gọi là sào bào, thành trước sào bào có đường nối thông với hòm nhĩ gọi là sào đạo. Sào đạo là một ống mở vào hòm nhĩ. Mặt trước hòm nhĩ là cửa loa vòi nhĩ, vòi nhĩ này mở vào vòm mũi họng. Hòm nhĩ có kích thước không đổi từ lúc trẻ sinh ra đến khi trưởng thành. Hòm nhĩ là một khoảng trống có sáu mặt, bên trong có chuỗi xương nghe, gắn liền với mặt bên là màng nhĩ và mặt trong hòm nhĩ. Mặt bên hòm nhĩ là màng nhĩ, là đáy của ống tai ngoài. Mặt trong tiếp giáp với tai trong, mặt sau là nơi thông với sào đạo, mặt trước mở thông với vòi nhĩ. Mặt trên trần hòm nhĩ là vỏ xương tiếp giáp đại não, mặt dưới hòm nhĩ là vịnh cảnh.
Ba cấu trúc tế bào chũm, hòm nhĩ và vòi nhĩ tạo nên tai giữa, giữ chức năng truyền âm tiếp nhận âm từ môi trường bên ngoài và bảo vệ tai trong. Lót trong lòng ba khối rỗng nay là màng niêm mạc đường thở có lông chuyển tiết dịch nhày sinh lý, dòng dịch này được đào thải tự nhiên ra hốc mũi qua vòi nhĩ.
Ở người trưởng thành vòi nhĩ phát triển đầy đủ có chiều dài khoảng 3,7cm, hướng ra trước và xuống dưới tạo với phương ngang một góc 45 độ (H3, bên phải).
Ở trẻ mới đẻ vòi nhĩ ngắn, hướng ra trước chỉ chếch với phương ngang chỉ 10 độ (H3, bên trái) nên dịch viêm nhiễm ở vùng mũi họng bao gồm cả dịch dạ dày thực quản rất dễ trào qua vòi nhĩ để vào tai giữa gây nên sự đình trệ lưu thông khí và dịch trên cả ba cấu trúc tế bào chũm, hòm nhĩ, vòi nhĩ và dẫn đến viêm tai. Ở trẻ tổ chức Adenoid - VA rất phát triển, có thể gây che lấp một phần loa vòi nhĩ, gây thêm yếu tố thuận lợi gây tắc vòi nhĩ và thông khí mũi xoang, góp phần gây viêm tai.
Đặc điểm giải phẫu sinh lý vòi nhĩ ở trẻ em là nguyên nhân làm cho tỷ lệ viêm tai ở trẻ em cao hơn nhiều so với người trưởng thành. Màng nhĩ là mặt ngoài bên của hòm nhĩ có thể quan sát bởi đèn nội soi qua ống tai ngoài. Chích rạch màng nhĩ dẫn lưu dịch viêm ra khỏi tai giữa và điều trị tích cực viêm mũi họng, nạo VA là giải pháp điều trị viêm tai dựa trên đặc điểm giải phẫu sinh lý bệnh trên đây.