MOTION SICKNESS
Motion Sickness là tập chứng bệnh lý xẩy ra trên người khỏe mạnh có hệ thống tiền đình bình thường khi cá thể này tham gia hành trình trên những phương tiện giao thông có gia tốc thẳng và quay lắc quanh các trục thẳng đứng, ngang và chéo. Tập chứng bệnh lý này bao gồm chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn, xanh tái, thay đổi nhịp thở, mạch, rối loạn hệ thống tuần hoàn, thần kinh giao cảm. Đặc biệt Motion Sickness tác động vào cơ quan tiền đình gây động mắt (Nystagmus). Tỷ lệ Motion Sickness chiếm khoảng 1/3 trên người có hệ thống tiền đình bình thường.
Motion Sickness của J.T Reason và J.JBrand được Academic Press xuất bản là tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu Motion Sickness của thế giới xuất bản năm 1975. Các tác giả đã tổng hợp những nghiên cứu từ thời tiền sử về chứng bệnh Motion Sickness, thực nghiệm gây triệu chứng bệnh lý này lên cơ quan tiền đình, hệ thống thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, trên thực nghiệm của khỉ và con người chịu những kích thích tiền đình – Coriolis và Optokinetic khi họ tham gia các phương tiện giao thông có gia tốc và quay lắc. Từ thí nghiệm trên người và khỉ các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng hệ thống tiền đình bình thường của người và khỉ có thể trở nên quen nhờn (Habituation) với các kích thích nói trên sau khi những cá thể này trải qua tập luyện ( Vestibular and Balance Rehabilitation) với các kích thích tiền đình và thị vận. Những cá thể này đã trở nên thích ứng với các hoàn cảnh họ sẽ phải đối mặt một cách tỉnh táo bình thường khi tham gia điều hành các phương tiện giao thông có gia tốc thẳng và quay và thị trường họ tiếp xúc mà trước đó những kích thích này đã từng gây cho họ tập chứng Motion Sickness. Tỷ lệ người bình thường có thể mắc chứng Motion Sickness cao nhất là Sea Sickness. Chứng nôn mửa “Nausea” là từ chữ “Naus”trong tiếng Greeks đã gắn liền với những chiến tích của La mã cổ đại, Sea Sickness gây nên do cả hai kích thích Coriolis và Optokinetic. Sóng biển khiến quay lắc tầu thuyền gây kích thích Coriolis và hình ảnh những con sóng di chuyển bất tận trước thị giác của họ không ngừng gây kích thích Optokinetic. Sau này, Khi công nghệ xe hơi phát triển sau Sea Sickness là Car Sickness, trên đường bay gọi là Air Sickness, trên tầu vũ trụ gọi là Space Sickness. Đi đầu nghiên cứu trong lĩnh vực tiền đình và Motion Sickness là các quốc gia có ngành hàng không và Intercosmos phát triển như Nga, Mỹ, Anh, tiếp đến là Hà Lan, Hungary và Đức. Con người đã có thể khắc phục được chứng bệnh Motion Sickness bởi quá trình luyện tập để trở nên thích nghi, tránh phải dùng thuốc phòng vệ Motion Sickness, sao cho họ có thể tỉnh táo khỏe mạnh khi tham gia điều hành các phương tiện giao thông có gia tốc lớn.
Bodo Gyorgy, Thủy Trần Lê đã khởi thảo một qui trình kỹ thuật khám chọn những ứng cử viên có khả năng chịu đựng các kích thích Coriolis và Optokinetic trên đối tượng là binh lính Hungary khỏe mạnh tuổi từ 18-25. Đây là nhóm kỹ thuật kích thích nhẹ, hành trang gọn có thể mang đến mọi đơn vị chiến đấu ở những vùng đóng quân nơi địa lý xa xôi cho mục địch sơ tuyển phi hành gia.
HÌNH 1: KÍCH THÍCH OPOKINETIC
Thiết bị là 1 màn hình television được thiết kế phát ra những vạch trắng đen rộng 2cm tốc độ 20 độ/giây chuyển động theo chiều từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Trước khi làm thí nghiệm người thí nghiệm (NTN) được đo huyết áp, nhịp thở, mạch đập. NTN ngồi cách màn hình 1m, mắt nhìm chằm chằm vào màn hình television. Trên mắt phải NTN được gắn các điện cực ENG ở 3 vị trí trên, dưới & đuôi mắt. Trên ngực NTN khoảng sườn 6 - 7 gắn điện cực EKG - MEDICOR MONITOR. Khi mạch của NTN tăng hoặc giảm 10 lần thì EKG tự báo hiệu và thí nghiệm sẽ kết thúc sau 20 phút. NTN được đo lại huyết áp, nhịp thở, mạch đập và những dấu hiệu thực vật xuất hiện sau thí nghiệm.
HÌNH 2: CÁC TRỤC QUAY CORIOLIS
HÌNH 3: NGHIỆM PHÁP CORIOLIS
Sau kích thích OPOKINETIC, NTN được nghỉ 30 phút trước khi thực hiện nghiệm pháp CORIOLIS.
Trước khi thực hiện CORIOLIS, NTN được đo mạch, huyết áp nhịp thở, ngồi trên ghế quay Markarjan cải biên 90 độ/giây, mắt bịt kín để loại trừ kích thích OPOKINETIC. Ghế quay từ trái sang phải, đầu NTN được lắc theo nhịp nhàng, trên mắt gắn điện cực ENG và dưới ngực gắn điện cực EKG MEDICOR MONITOR. Tín hiệu sẽ tự động báo khi mạch tăng hoặc giảm 10 lần/phút. Sau 20 phút thí nghiệm được dừng lại. NTN được đo lại mạch, huyết áp, nhịp thở và các dấu hiệu thực vật khác.
NYSTAGMUS
HÌNH 4: ĐIỆN ĐỘNG MẮT - NYSTAGMUS
Những biến đổi nhịp mạch thở huyết áp và các dấu hiệu thần kinh thực vật khác được ghi nhận trên các người thử nghiệm (NTN) với cả 2 nhóm kích thích Optokinetic và Coriolis, được tổng hợp dưới bảng sau:
HÌNH 5: PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VỚI HAI KÍCH THÍCH
CORIOLIS VÀ OPTOKINETIC
Trong 100 người thí nghiệm thì có 8 người chịu đựng mạnh nhất, 6 người chịu đựng trung bình, nhạy cảm với 2 kích thích là 76 người, rất nhạy cảm với 2 kích thích là 10 người.
Mặt khác, những cá thể nếu không được luyện tập thường xuyên họ sẽ từ nhóm chịu đựng kích thích rơi xuống nhóm kém chịu đựng. Ngược lại, 8 người trong nhóm chịu đựng kích thích tốt nhất sẽ được tham gia tập luyện với kích thích Optokinetic và Coriolis ở mức cao hơn trong những trung tâm Intercosmos, họ sẽ trở thành những phi hành gia.
Ghi chú: Thuốc điều trị Motion Sickness: chỉ được dùng cho người mắc Motion Sickness là hành khách tham gia giao thông vì những thuốc này gây mất kiểm soát, không được dùng cho những người điều khiển phương tiện giao thông. Những thuốc đó là:
- Dimenhydrinate 50mg Generic Dramamine cho cả trẻ nhỏ từ 2 - 12 tuổi chống triệu chứng say tàu xe.
- Ceteco Cenzitax
- Nautamine
- Bestrip
- Toslong Solution
- Dongsung