Có nên cắt Amidan không?
Khi amidan viêm quá phát, có thể tạo thành ổ apxe Amidan hoặc apxe quanh Amidan là phản ánh một quá trình viêm nhiễm đường hô hấp đang diễn ra mãnh liệt có cội nguồn là viêm mũi xoang mạn tính. Amidan viêm nhiễm kéo dài là dịch viêm đang thường xuyên đưa vi trùng xuống họng.
Không nên cắt Amidan mà cần thiết chữa khỏi viêm mũi xoang triệt để. Amidan sẽ hết viêm và vẫn giữ được vai trò miễn dịch bảo vệ đường hô hấp... Mời bạn xem thêm bài dưới đây.
VIÊM AMIDAN
Trần Lê Thủy MD., Ph.D
Trần Minh Trang MD., MSc
Websites: Taimuihongthuytran.com & xoang.vn
Có nên cắt Amidan không?
Đây là một vấn đề đã được các nhà tai mũi họng, dị ứng miễn dịch trên thế giới dầy công khảo sát, nghiên cứu và họ đã đưa ra nhiều chính kiến. Trong đó có những quan điểm có mâu thuẫn trái chiều nhau trong phương án chữa trị.
Amidan từ Việt Nam hóa từ chữ Amydala - hạnh nhân. Xung quanh vòm họng, vòi tai đáy lưỡi là một chuỗi các hạnh nhân này, tạo thành một vòng khép kín gọi là vòng Waldeyer. Trong dân gian đã trở thành thói quen khi nói chữ Amidan là hàm ý chỉ khối hạnh nhân khẩu cái, trong y văn ngày nay gọi là Tonsil. Amidan khẩu cái là khối hạnh nhân to nhất. Khi há miệng ta sẽ nhìn thấy hai khối amidan này ở hai thành bên họng, chiếm chỗ từ bờ trên đáy lưỡi chạy lên cao đến gần lưỡi gà. Ở trẻ em hệ thống miễn dịch trên niêm mạc hô hấp rất mẫn cảm, tổ chức hạnh nhân này đặc biệt phát triển mạnh. Trẻ lớn lên bình thường kích thước của chúng thu nhỏ dần và thường chỉ còn lại khối amidan khẩu cái tuy có nhỏ đi nhưng vẫn để lại dấu vết kích cỡ khác nhau với màu sắc hồng bình thường như niêm mạc xung quanh vùng họng chung sống mãi ôn hòa với con người. Các nghiên cứu đã xác nhận vai trò tích cực chống viêm và miễn dịch của vòng Waldeyer trong đó Amidan khẩu cái quan trọng nhất vì khối lượng của nó lớn hơn cả. Những nghiên cứu mới nhất của Shirley W.P và cộng sự [Cummings ORL Head and Neck Surgery, 2010] đã khẳng định vai trò miễn dịch của Amidan sản sinh ra IgA, IgM, IgG và IgD bảo vệ cơ thể, vai trò chống viêm của tế bào lympho trong tổ chức Amidan.
Triệu chứng
Khi amidan viêm quá phát, có thể tạo thành ổ apxe Amidan hoặc apxe quanh Amidan là phản ánh một quá trình viêm nhiễm đường hô hấp đang diễn ra mãnh liệt có cội nguồn là viêm mũi xoang mạn tính. Amidan viêm nhiễm kéo dài là dịch viêm đang thường xuyên đưa vi trùng xuống họng.
Toàn thân sốt cao, mệt mỏi, có thể đau người, nổi hạch góc hàm.
Triệu chứng tại họng: Đau họng có thể đau một bên hoặc hai bên họng, nuốt đau, nuốt đau lên tai cùng bên, nuốt vướng, khô họng, ho, có đờm dịch viêm chảy ở thành sau họng.
Khám: Niêm mạc vùng họng viêm đỏ, hình thái amidan sưng to, màu đỏ rực, bề mặt tổ chức này trở nên xù xì , có những khe rãnh chứa mủ, nặng hơn có thể thành ổ apxe quanh Amidan với những mảnh giả mạc trắng đục.
Điều trị
1/ Giải pháp truyền thống
- Nội khoa với kháng sinh: Với Augmentin hoặc Cephalosporine
- Ngoại khoa: cắt Amidan
Chỉ định cắt Amidan [Cumming 2010]
- Với Amidan viêm nhiễm :
Amidan viêm tái phát 6 lần trong một năm, hoặc 3 lần trong năm trong giai đoạn 2 năm
Amidan viêm phối hợp với những điều kiện khác như bệnh thấp tim với viêm Amidan do Streptococcal
- Viêm amidan không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Hơi thở hôi, viêm họng mạn tính, hạch cổ viêm cứng, apxe quanh Amidan
- Với Amidan quá phát gây tắc nghẽn:
Gây thở ngáy, thở bằng miệng, nghẹt thở khi ngủ, viêm phỏi đốm, chậm lớn, phát triển ngôn ngữ chậm, giọng nói bất thường, quá phát hình thái Amidan gây nuốt vướng.
2/ Giải pháp của Trần Lệ Thủy [ Kỹ thuật Thủy Trần ]
[Thực hiện tại Clinic Thủy Trần]
Không cắt Amidan vì lý do sau: Amidan viêm mạn tính hoặc viêm tái phát là phản ánh một quá trình viêm nhiễm kéo dài đang xảy ra trên niêm mạc đường hô hấp có nguồn gốc từ mũi xoang. Vì vậy cắt amidan không giải quyết được bản chất vấn đề viêm nhiễm.
Viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn, trẻ lớn và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái diễn ở trẻ nhỏ là nguồn bệnh đưa mủ xuống họng gây viêm Amidan: Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy Amidan viêm tự khỏi hoàn toàn sau khi nguồn viêm mũi xoang được chữa khỏi triệt để.
Tại Clinic Thủy Trần, bệnh lý viêm mũi xoang mạn và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em được điều trị tích cực với kỹ thuật nội soi hút rửa hệ thống họng và mũi xoang, loại bỏ ổ viêm, cho dung dịch kháng sinh trực tiếp vào mũi xoang. Chỉ định điều trị ngoại khoa mổ nội soi chức năng mũi xoang phối hợp trên bệnh nhân viêm mũi xoang có bất thường giải phẫu trong hốc mũi.