VIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ VIÊM TAI TIẾT DỊCH

27/12/2023 213.175 lượt xem


 

Hai bệnh lý này đều xẩy ra ở tai giữa, nhưng căn nguyên khác nhau và do vậy triệu chứng và cách chữa trị khác nhau.
VIÊM TAI GIỮA CÂP là nhiễm khuẩn cấp tính ở tai giữa và cả vùng vòi tai - mũi xoang. Triệu chứng là đau tai dữ dội, sức nghe giảm nhanh: chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ là cầp cứu. Dung dịch kháng sinh hút rửa mủ cả vùng tai mũi họng là cách chữa tích cực nhất.
VIÊM TAI TIẾT DỊCH diễn biến thầm lặng, nghe kém và ù tại tăng dần dần. Đo thính lực và nhĩ lượng sẽ thấy sức nghe giảm và vòi nhĩ tắc. Triệu chứng đau tai sẽ đến muộn hơn khi dịch trong tai giữa gây tăng áp lực ở màng nhĩ và vòi nhĩ. Chích rạch màng tai đặt ống thông khí dẫn lưu dịch ra ống tai là cách chữa cần thiết để trả lại sức nghe cho người bệnh... Mời các bạn xem thêm bài dưới đây.

 


VIÊM TAI GIỮA CẤP

 Acute Otitis Media - AOM

Trần Lê Thủy MD., Ph.D
Trần Minh Trang MD., MSc
Websites: taimuihongthuytran.com & xoang.vn
 

Triệu chứng

Đau tai, nghe kém kiểu dẫn truyền, chẩy mũi, ho, sốt, nhiễm khuẩn hô hấp rầm rộ, trẻ nhỏ thường có kèm theo chứng trào ngược thực quản.

Nội soi tai thấy màng nhĩ đỏ rực, phồng, bóng mủ trong hòm tai, có thể đã tự vỡ mủ.
Màng tai có thể dầy cộm hồng xạm: là hình ảnh viêm tai cấp chuyển thể từ bệnh Viêm tai tiết dịch [Otitis Media with Effusion - OME ] [H1]. Niêm mạc mũi họng phù viêm tiết dịch nhày, mủ.

Xử lý:  

1- Chích rạch màng nhĩ ở ¼ sau hoặc trước dưới dẫn lưu mủ. Đặt ống thông khí nếu bệnh là biến thể từ một viêm tai tiết dịch [H2].
 2- Hút rửa dịch mủ viêm khoang mũi họng & vòi tai [Kỹ thuật Thủy Trần]

 3- Nạo VA nếu khối VA to che lấp vòi tai, cản thông khí
Điều trị kịp thời theo qui trình trên bệnh chuyển biến nhanh chóng, tiên lượng tốt, không để lại di chứng, tránh dùng kháng sinh toàn thân.

 


 

 H1 - Màng tai viêm tai giữa cấp
biến chuyển từ một viêm tai tiết dịch

 


 

 H2 - Tháo mủ & đặt ống thông khí




 
VIÊM TAI TIẾT DỊCH
Otitis Media with Effusion - OME

Trần Lệ Thủy MD., Ph.D
Websites: Taimuihongthuytran.com & Earnosethroat.vn

 

Bệnh được gọi với những tên khác nhau: Viêm tai tiết dịch, viêm tai keo, viêm tai thanh dịch, viêm tai màng nhĩ đóng kín. Thuật ngữ quốc tế là OME - Otitis Media with Effusion

TRIỆU CHỨNG

OME là dạng viêm tai kín đáo gần như không có triệu chứng [ còn được gọi là asymptomatic ] màng nhĩ đóng, ứ dịch, keo bên trong hòm tai giữa, vòi nhĩ mất chức năng, thính lực giảm. Người lớn và trẻ lớn có thể cung cấp triệu chứng nghe kém, ù tai, bức bách trong tai. Soi tai: màng nhĩ mất di động, dầy cộm, phồng hoặc phẳng hoặc lõm bất thường, mầu hồng xạm, xám, có thể thấy mức nước, múi dịch mủ trong hòm tai giữa, hoặc màng tai dính vào đáy hòm nhĩ. Ở trẻ nhỏ vì không phát hiện được triệu chứng khách quan nên bệnh dễ bị bỏ sót chẩn đoán, khi phát hiện có thể đã muộn, thường đã để lại di chứng.
Đo nhĩ đồ: Nhĩ đồ bẹt, hoặc đỉnh thấp nằm trên vùng áp lực âm bên trái. Thính lực đồ có nghe kém kiểu dẫn truyền, mất từ 25-40dB, ngôn ngữ chậm phát triển do không nghe được; Một số ít trường hợp có điếc thể thần kinh, do bệnh lý đã gây tổn thương tai trong.

CƠ CHẾ BỆNH LÝ

Trên những bệnh nhân OME các nhóm thông bào khí trong xương thái dương rất phát triển [ bao gồm nhóm tế bào xương chũm, nhóm quanh mê nhĩ, nhóm mỏm xương đá], dịch từ những nhóm thông bào này đổ vào tai giữa, rồi từ đây qua vòi nhĩ để xuống vòm mũi họng: Trong bênh cảnh viêm tai tiết dịch vòi nhĩ tắc, mất chức năng thông khí nên dịch ứ lại trong hòm tai giữa.

Theo Hentzer [9] niêm mạc tai giữa là niêm mạc đường thở biến dị, không còn lông chuyển - nonciliated cell - trong đó tế bào hình cốc đóng vai trò đặc trưng tiết nhầy của tai giữa và vòi nhĩ.

Viêm tai tiết dịch thường xẩy ra trên trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng, miễn dịch kém: niêm mạc hô hấp mũi xoang tai giữa vòi nhĩ tăng tiết dịch. Dịch tiết từ hệ thống thông bào trong xương thái dương có một khối lượng khổng lồ, hòm tai giữa chỉ như một trạm trung chuyển dịch mà thôi. Dịch có thể nhày, thanh dịch, hoặc có dạng, keo dính, hoặc đổi mầu vì có nhiễm khuẩn.

Bệnh lý viêm tai tiết dịch này còn liên quan đến chứng trào ngược thực quản, dịch nhiễm khuẩn thức ăn có thể trào vào tai giữa qua vòi Eustachian, làm tăng tính viêm nhiễm phối hợp của viêm tai keo, gây bệnh kéo dài khó dứt.

Xử lý 

  1- Chích mở màng nhĩ ở ¼ sau dưới hoặc trước dưới, dẫn lưu dịch keo, đặt ống thông khí.
  2- Hút rửa khoang mũi họng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, vòi tai [ Kỹ thuật Thủy Trần ]

  3- Nạo VA nếu VA to che lấp vòi tai gây mất thông khí vòi tai.
  4- Chữa trào ngược thực quản: Cho trẻ ăn đúng cách: Chia nhỏ bữa, ăn trong tư thế đầu cao, bữa tối ăn cách xa giấc ngủ đêm khoảng 3 tiếng để tránh dịch thực quản trào lên mũi họng, qua vòi tai vào tai giữa.
Thính lực sẽ cải thiện ngay sau khi đặt ống thông khí, trừ trường hợp đã bị điếc kiểu thần kinh.

Theo rõi sau đặt ống thông khí

Thông thường ống thông khí có thể nằm lại trong màng tai lâu từ một vài tháng có khi lâu hơn nữa. Khi chức năng vòi nhĩ trở lại bình thường ống thông khí sẽ tự đẩy ra khỏi tai giữa và màng nhĩ sẽ tự liền lại.
Sau khi điều trị khỏi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân hồi phục. Sự theo rõi không có một lộ trình đặc biệt về mặt thời gian, phụ thuộc vào mức độ chảy dịch và mủ. Nếu dịch tiếp tục chảy chỉ cần lau cửa tai bằng bông sạch, cắt tóc mai ngắn để tránh gây nhiễm trùng vào tai.
Nếu có mủ đặc là OME đã nhiễm khuẩn. Cần được điều trị kháng sinh uống, vệ sinh làm thuốc tai, hút rửa dịch nhày ứ đọng ở ống thông khí, tránh bít tắc. Bình thường ống thông khí nằm trong tai bệnh nhân êm ái không gây nên một dấu hiệu bất thường nào. Nếu đột nhiên bệnh nhân có sốt hoặc đau tai là báo hiệu ống thông khí bị bít tắc và dịch viêm bị ứ lại bên trong tai giữa: cần nội soi để làm vệ sinh hút rửa. Bệnh nhân điều trị theo qui trình trên đều khỏi bệnh.

Ở người lớn cao tuổi màng nhĩ sau quá trình viêm đã trở nên teo mỏng mạch máu nuôi dưỡng rất hạn chế, ống thông khí có thể không tự đẩy ra khỏi màng nhĩ trong một thời gian dài hơn những người trẻ tuổi, hoặc sau khi ống thông khí bật ra, tai khô nhưng màng tai khó liền lại.

Biến chứng của việc đặt ống thông khí rất hiếm khi xẩy ra.
Do những viêm nhiễm phối hợp của ống tai ngoài, do lượng mủ đặc keo dính, có áp lực mủ nhày lớn đột biến gây chệch vị trí ống thông khí, ống có thể bị đẩy ra ngoài ống tai ngoài hoặc lọt vào trong hòm nhĩ. Xử lý đặt lại ống thông khí vào đúng vị trí.

Biến chứng của viêm tai tiết dịch

- Nghe kém kiểu truyền âm, một số ít nghe kém kiểu tiếp âm.
- Viêm xương chũm: Nếu không được dẫn lưu dịch qua ống thông khí dịch keo ứ đọng trong tai giữa gây nên viêm tai giữa mủ và viêm xương chũm.
- Xẹp màng nhĩ vào thành trong hòm nhĩ gây nên nghe kém nặng vì hòm nhĩ và hệ thống các xương nghe của tai giữa trở nên một khối kết dính không còn giữ được chức năng truyền âm, gây điếc dẫn truyền nặng. Số ít có thể gây nên nghe kém kiểu tiếp nhận. 
- Chảy tai kéo dài và hay tái phát do trào ngược thực quản: bệnh lý này giống như cái bơm tự động không ngừng bơm dịch nhiễm khuẩn của đường tiêu hóa lên tai giữa qua vòi tai.
 
Kết quả điều trị

Với một tỷ lệ rất thấp bệnh nhân viêm tai keo có nghe kém kiểu tiếp nhận - hay còn gọi là kiểu thần kinh do quá trình viêm đã tấn công vào vùng tai trong việc đặt ống thông khí chỉ  là để dẫn lưu mủ dịch viêm ra khỏi cơ thể, thính lực sẽ không hồi phục.

Đại đa số trường hợp viêm tai keo nghe kém kiểu truyền âm, quá trình viêm keo chỉ khu trú ở tai giữa, sau khi đặt ống thông khí thính lực cải thiện ngay. Mủ và dịch viêm được đẩy ra ngoài cơ thể, sức khoẻ cải thiện, không để lại di chứng.

Một số ít bệnh nhân người lớn, do dị ứng tăng tiết dịch của các thông bào khí trong xương thái xương, do hội chứng trào ngược thực quản phối hợp gây nên tình trạng dịch tai chảy kéo dài, hoặc hay tái phát ống thông khí không tự đẩy ra khỏi màng tai.

Di chứng của viêm tai tiết dịch

Nếu không được điều trị đúng sẽ để lại di chứng gây xẹp màng nhĩ vào đáy nhĩ, nghe kém không hồi phục hoặc chuyển thành viêm tai giữa mủ.


Không điều trị

Vì đặc tính của bệnh là diễn biến thầm lặng nên ở trẻ nhỏ nếu không được khám sàng lọc bệnh có thể bị bỏ sót gây biến chứng viêm xương chũm, xơ dầy màng tai, xơ cứng chuỗi xương nghe, điếc.

 



Ví dụ 1: Màng nhĩ trong viêm tai keo - chích màng tai đặt ống thông khí




Ví dụ 2: Viêm tai keo hai bên, điếc hỗn hợp 2 tai & nhĩ đồ bệnh lý




Ví dụ 3 - Viêm tai keo bên trái

 

 

Liên hệ
Tiến sĩ Trần Lệ Thủy
Thông tin liên hệ
Clinic Tai Mũi Họng Thủy Trần
Số 6 P.Đỗ Quang, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
OTOLARYNGOLOGY PRACTICE OTOLARYNGOLOGY PRACTICE
Trần Lệ Thủy - MD,Ph.D, Otolaryngologist
No.6 Do Quang St. Cau Giay Dist. Hanoi City
Email: thuyent12@gmail.com

Đóng
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Gửi ý kiến của bạn
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Liên hệ khám chữa bệnh 098 368 0276