Viêm tai giữa (VTG) ở trẻ em có gì khác với bệnh này ở người lớn? Đây là sự khác biệt do hộp sọ lớn dần theo tuổi và hệ thống miễn dịch ở trẻ còn non yếu nên những viêm nhiễm ở đây rất dễ bùng phát đến cả đường hô hấp của trẻ.
Vòi nhĩ ở trẻ ngắn hơn người trường thành. Vị trí loa vòi - cửa mở vào thành bên vòm họng luôn bị bao vây bởi tổ chức VA khiến cho việc đào thải dịch sinh lý từ tai giữa qua vòi tai ra mũi họng bị đình trệ. Ngược lại phản xạ đóng mở cửa loa vòi bị suy yếu khiến dịch viêm từ mũi họng sẽ bị trào ngược vào tai giữa gây viêm tai không dứt.
Với đặc điểm sinh lý bệnh này điều trị VTG đơn thuần sẽ là chưa đủ, điều trị đồng thời tích cực cả khối liên minh viêm mũi họng và VA là cần thiết.
Bệnh nhi cần được điều trị như sau: Một là dẫn lưu mủ khỏi tai giữa - đặt ống tai. Hai là nội soi hút rửa hệ thống mũi xoang với nước muối 0,9 % và dung dịch kháng sinh tích cực theo công nghệ Thủy Trần. Ba là cần nạo VA nếu khối tổ chức này to chế lấp vòi tai con bạn... Mời bạn xem thêm bài dưới đây.
CLINICAL INCIDENCE AND ACTIVE MANAGEMENT OF OTITIS MEDIA WITH EFFUSION
IN VIETNAMESE CHILLDREN