Dùng thuốc nào điều trị viêm tai giữa?

04/11/2014 132.536 lượt xem

Tai giữa nối với vòm mũi họng bởi vòi Eustachian dài khoảng 3,7cm, màng niêm mạc lót trong lòng tai giữa và vòi tai là niêm mạc đường hô hấp giống như niêm mạc mũi xoang. Hai cửa loa vòi tai nằm ở hai mặt bên của vòm mũi họng.Vì vậy về mặt quan hệ giao lưu với vòm mũi họng tai giữa giống như một cái xoang. Vi tùng, dịch viêm từ mũi xoang, chảy cuống họng đều qua cửa vòi tai, gây viêm tắc vòi tai, rồi từ đây gây viêm tai cấp. Bới cơ chế này, viêm tai giữa luôn gắn liền với bệnh cảnh viêm mũi xoang cấp hoặc mạn, thuốc điều trị viêm tai giữa là thuốc có thể tác dụng lên niêm mạc đường hô hấp bị viêm nhiễm do cùng loại vi trùng gây bệnh, cũng giống như thuốc điều trị viêm mũi xoang. Mặt khác, cần kiểm tra nguồn gốc xoang viêm để có giải pháp điều trị thích đáng trên cơ sở này tai giữa mới khỏi viêm nhiễm, điều trị viêm tai giữa bằng thuốc không phải là tất cả, chỉ nên điều trị bằng thuốc trong viêm tai giữa cấp tính hoặc đợt viêm tai giữa tái phát.
 
1. Với viêm tai cấp và mạn tính tái phát
 
Kháng sinh
 
- Amoxicillin - Liều dùng là 90mg/kg/ngày, chia 2 lần, kéo dài trong 7-10 ngày
Xét nghiệm vi sinh dịch viêm cho thấy 66% do nguyên nhân vi trùng và siêu vi trùng phối hợp, chỉ có 27% Viêm tai cấp là thuần túy do vi trùng. Ngày nay tác dụng của vacin Pneumococcal và Influenxa đã góp phần khống chế sự phát tiển vi sinh trong bệnh viêm tai cấp. Vi trùng nuôi cấy được là Streptococcus Pneumoniaae, Haemophylus influenza và Moraxella Catarrhalis. Các loại vi khuẩn này nhạy cảm với các thuốc amoxicillin.
- Amoxicillin- Clavulanate biệt dược là Augmentin: uống hoặc tiêm.
Cho người lớn uống 625mg./2-3 lần/ngày. Trẻ dưới 12 tuổi 25-50mg//kg/ngày. Không nên dùng quá 14 ngày. Liều tiêm là 80mg/kg/ngày.  Lọ là 1,2 g. Người lớn dùng một lọ là 1,2g/ trên 8 giờ, là 3 lọ/ngày.
- Cephalosporine: Trường hợp bệnh nhân dị ứng với Penicillin, dùng Cephalosporine thế hệ hai hoặc thế hệ ba như Ceftriaxone- tác dung diệt khuẩn gram dương, tiêm bắp và tĩnh mạch, liều 50mg/kg/ ngày; chỉ nên dùng từ 7-10 ngày.
- Clindamycin dạng viên uống: Người lớn 150-300mg/lầ, 6 giờ một lần. Nhiễm khuẩn nặng 450mg/lần, 6 giờ một  lần. Trẻ em 3-6 mg/kg/lần, 6 giờ một lần.
 
Một số tác giả Mỹ [2014] cho rằng có thể dùng kháng sinh kéo dài tới ba tháng hoặc hơn thế. Điều này mâu thuẫn với khuyến cáo về ngộ độc thuốc đối với thính giác của trẻ.
 
Chúng tôi không khuyến khích dùng kháng sinh liều cao kéo dài, thay vào đó là cần điều trị loại bỏ các nguồn bệnh gay viêm tai giữa sau đây:
-  Điều trị triệt để ổ viêm mũi xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính ở trẻ em.
- Nạo VA vì nếu khối tổ chức này viêm quá phát sẽ gây bít tắc sự lưu thông của vòi Eustachian là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
- Trào ngược thực quản: đưa vi trùng dịch nhiễm khuẩn từ dạ dày thực quản vào tai giữa qua vòi nhĩ.
- Với trường hợp tai giữa đã được chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ, đặt ống thông khí trong tai giữa có thể rỏ thuốc trưc tiếp vào tai. Thuốc rỏ tai là Ofloxacin va Ciprofloxacin. Tránh đưa thuốc kháng sinh dạng bột vào tai dễ làm bít tắc dẫn lưu dịch từ tai giữa, tránh kháng sinh quá mạnh dễ gây tác dụng ngộ độc tai.
Dùng thuốc trong viêm tai giữa cấp: về cơ bản là giống như kháng sinh điều trị bệnh  viêm mũi xoang cấp. Điểm khác là rất hạn chế dùng thuốc liều kéo dài vì những kháng sinh này rất nhạy cảm với các tế bào thính giác của tai trong, dễ gây ngộ độc thuốc, gây nghe kém kiểu thần kinh, gây điếc không hồi phục.
 
Kháng Histamine tổng hợp:
Chống phù nề và Antihistamine
 
Steroid
Luôn dùng cùng kháng sinh. 2mg/kg/ ngày, dùng trong 5 ngày.
 
2. Viêm tai keo đã nhiễm khuẩn
 
- Kháng histamine tổng hợp
- Kháng sinh
- Steroid
- Autoinflation
- Chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu dịch, đặt ống thông khí.
 
3. Điều trị viêm mũi xoang
 
Cần biết rằng viêm mũi xoang và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em là nguồn gốc gây viêm tai giữa, vì vậy cần thiết xác định tình trạng viêm mũi xoang và cả đường hô hấp để đưa ra cách điều trị phối hợp và toàn diện.
- Điều trị mũi xoang, đường hô hấp bằng cách hút rửa xoang, khoang mũi họng và vòi nhĩ đưa thuốc kháng sinh dạng dung dịch tại chỗ là giải pháp tích cực nhất để loại bỏ nguồn viêm qua vòi nhĩ, gây tắc vòi nhĩ và viêm tai giữa.
-  Trong trường hợp có chỉ định ngoại khoa điều trị viêm mũi xoang: càn phối hợp giải quyết đồng thời.
 
4. Thuốc chống trào ngược thực quản 
Giờ làm việc
Gửi ý kiến của bạn
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Cùng chuyên mục
Liên hệ
Tiến sĩ Trần Lệ Thủy
Thông tin liên hệ
Clinic Tai Mũi Họng Thủy Trần
Số 6 P.Đỗ Quang, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
OTOLARYNGOLOGY PRACTICE OTOLARYNGOLOGY PRACTICE
Trần Lệ Thủy - MD,Ph.D, Otolaryngologist
No.6 Do Quang St. Cau Giay Dist. Hanoi City
Email: thuyent12@gmail.com

Đóng
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Gửi ý kiến của bạn
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Tư vấn & đặt lịch khám bệnh 098 368 0276