Viêm mũi xoang mãn tính & Kỹ thuật Thủy Trần

16/10/2014 16.353 lượt xem



Viêm mũi xoang mạn tính (chronic rhinosinusitis - CRS) là một bệnh lý được các nhà Tai Mũi Họng trong nước và thể giới dầy công nghiên cứu chữa trị.
Bản chất CRS là một quá trình viêm của màng niêm mạc lót trong lòng các hốc xoang trong xương sọ mặt. Những giải pháp điều trị như dỏ mũi, xông mũi…xịt nước muối và phẫu thuật đã được áp dụng nhưng chữa khỏi vẫn còn là khó khăn được bàn luận. Chúng tôi đã khởi thảo kỹ thuật Thuỷ Trần: là cách tạo tư thế bệnh nhân nằm nội soi cỏ ngả ra sau, đặt bông có thuốc tê và co mạch để giảm đau và chống phù sưng, sao cho có thể làm rõ đường vào các hốc xoang qua khe giữa và khe trên. Những ống hút có kích thước nhỏ và đường cong thích hợp đã có thể tiếp cận các cửa xoang để trực tiếp hút rửa mủ dịch viêm với nước muối đẳng trương và dung dịch kháng sinh. Kỹ thuật này là một quá trình để làm giảm dần sự phù sưng của niêm mạc hốc mũi để đường rửa xoang mở rộng dần mới đạt kết quả khỏi bệnh... Mời bạn xem thêm bài dưới đây.


 
VIÊM MŨI XOANG MÃN TÍNH & KỸ THUẬT THỦY TRẦN

Trần Lê Thủy MD., Ph.D
Trần Minh Trang MD., MSc
Websites: taimuihongthuytran.com & xoang.vn
 

GIỚI THIỆU

Viêm mũi xoang mạn tính luôn là một vấn đề thách thức đối với mỗi người thầy thuốc chuyên khoa mặc dù kỹ thuật nội soi và cắt lớp vi tính CT Scan đã đưa cấu trúc phức tạp của vùng mũi xoang trở nên có thể kiếm soát trong chẩn bệnh và điều trị. Trong bài này chúng tôi muốn nhấn mạnh mối liên quan giải phẫu sinh lý và bệnh lý viêm nhiễm của mũi xoang với các cơ quan láng giềng hốc mũi, vòi tai, khoang họng. Ý nghĩa này lý giải tính đa dạng của triệu chứng viêm mũi xoang, là cơ sở khoa học để chúng tôi khởi thảo và phát triển kỹ thuật nộ soi chức năng trong chẩn đoán, điều trị tại chỗ viêm mũi xoang mãn tính và các bệnh lý liên quan. Về ngoại khoa, giữa phẫu thuật mổ nội soi chức năng và cổ điển vẫn luôn là một sự lựa chọn của người phẫu thuật viên.
Trần Lệ Thủy



Định nghĩa và thuật ngữ viêm mũi xoang mạn tính - Chronic Rhinosinusitis-CRS do Lanza và Kennedy đề xướng năm 1997 đã được thay thế cho thuật ngữ viêm xoang - Sinusitis - trước đây [1]. Ngày nay CRS đang được coi là ngôn ngữ qui ước quốc tế [2]; là bệnh bao gồm một nhóm những rối loạn bệnh lý viêm nhiễm của niêm mạc mũi và xoang, là một quá trình viêm xẩy ra đồng thời trên cả hai vùng cấu trúc này [1] [2].

Nguyên nhân vi sinh Sự nhiễm khuẩn luôn tồn tại trong CRS, có thể phối hợp nhiễm siêu vi trùng, nấm và dị ứng. Vi khuẩn thường gặp là kỵ khí, khó cô lập nuôi cấy. Vai trò của vi trùng gây bệnh rất khó xác định, các nghiên cứu đưa ra những kết quả khác nhau. Theo Manning kết quả nuôi cấy vi khuẩn lấy từ dịch ở khe giữa của nhóm người CRS và nhóm chứng trên người khỏe cho thấy giữa hai nhóm này có 80% là tương đồng. Trong nhóm CRS vi khuẩn nuôi cấy được là S.aureus 36%, Coagulase-negative Staphylococcus 20% và S.pneumoniae 17% [3]. Tác giả khác lại thấy vi khuẩn nuôi cấy thường gặp là Staphylococcus, Streptococcus, Crynebacterium, Bacteroides, Fusobacterium và những vi khuẩn kỵ khí khác [4].

Cơ chế bệnh sinh của CRS đã được nghiên cứu bởi Hilding [5], Cole [6], Messerklinger [7]. Messerklinger đã chứng minh căn nguyên viêm xoang là gắn liền với đặc điểm giải phẫu hốc mũi xoang, hình thái các lỗ thông xoang, quá trình viêm niêm mạc lót trong lòng các cấu trúc này. Màng niêm mạc phù sưng, tăng tiết dịch, tại vị trí các lỗ thông xoang màng niêm mạc phù sưng làm hẹp lỗ xoang, rồi tiến tới bít tắc lỗ xoang. Sự tắc nghẽn này làm phá vỡ quy luật tự nhiên của quá trình bài tiết, đào thải niêm dịch của hệ thống xoang ra khoang mũi họng qua lỗ xoang, niêm dịch ứ trệ và sinh mủ trong xoang. Quá trình viêm có thể phát triển đến toàn bộ niêm mạc hốc mũi gây bít tắc sự thông khí bình thường của cả đường hô hấp trên. Đóng vai trò quan trọng nhất trong bệnh lý tắc nghẽn này là giải phẫu bất thường của vùng phức hợp các lỗ ngách (OMC) [7]. Nơi tập kết các lỗ xoang trước: hàm, trán và sàng trước - ít bị tắc nghẽn hơn là vùng khe bướm sàng, nơi dẫn lưu xoang sàng sau và xoang bướm. Gần đây, những năm 2010 kết luận nghiên cứu mới cho thấy trong CRS không chỉ có quá trình viêm của niêm mạc mà còn có bệnh lý viêm xương [2]. Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của CRS còn chưa được hiểu biết hết.


 H.1 & H.2- Mủ chảy từ hệ thống xoang qua hốc mũi xuống thành sau họng

Hình H1 và H2 mô phỏng cơ chế bệnh này đã gây nên tính đa dạng khó kiểm soát của các triệu chứng bệnh, mủ chảy từ hệ thống mũi xoang xuống họng thanh quản và vì vậy những viêm nhiễm mạn tính ở tai, mũi, họng và thanh quản luôn diễn biến cùng với một CRS. Tai giữa có thể ví như một cái xoang nữa mà vòi nhĩ là lỗ xoang trổ ra thành bên vòm họng.

Yếu tố cơ học thuận lợi gây bít tắc sự thông khí và ứ trệ dịch dẫn lưu của hệ thống mũi xoang là do những dị hình giải phẫu vách ngăn mũi, cuốn giữa, bóng sàng và mỏm móc quá phát triển. Các dị hình này đã khép kín một khoang không gian gọi là vùng phức hợp các lỗ ngách - OMC, nơi tập kết dịch đổ ra từ các xoang sàng trước, xoang trán và xoang hàm [2,4,7]. Ở những mức độ khác nhau các dị hình này góp phần làm cho hốc mũi xoang trở nên một vùng viêm khó kiểm soát trong chẩn đoán và điều trị.

CHẨN ĐOÁN

Triệu chứng lâm sàng


Được coi là tiêu chuẩn vàng. Vì mối liên hệ giải phẫu và bệnh lý niêm mạc đường hô hấp lót trong lòng hệ thống xoang và khoang mũi họng mà triệu chứng CRS có thể bộc lộ trên cả ba vùng tai, mũi và họng. Có thể chỉ có triệu chứng bệnh lý hoặc ở mũi, hoặc ở vùng họng, hoặc đau tai, hoặc đau đầu, phù sưng mặt, mệt mỏi [8]. Năm 2010 Binninger đã đưa ra hai bảng các triệu chứng CRS chính và phụ sau đây [2]: Triệu chứng chính gồm có đau mặt, sưng mặt, tắc mũi, chảy mũi, mất ngửi, khám nội soi có mủ trong hốc mũi. Triệu chứng phụ gồm có đau đầu, sốt, hơi thở hôi, mệt mỏi, đau răng, ho, đau tai. Theo tác giả người bệnh sẽ được chẩn đoán là CRS khi có thể hiện hoặc hai triệu chứng chính hoặc một triệu chứng chính và hai triệu chứng phụ [2]. Theo Thủy Trần các triệu chứng lâm sàng của CRS không có sự khác biệt với Binninger, điểm khác là ở chỗ không phân biệt triệu chứng chính và phụ, ngay cả khi chỉ có một triệu chứng.  Có bệnh cảnh CRS chỉ có một triệu chứng đơn độc hoặc tắc mũi, hoặc đau đầu, hoặc ho, hoặc có đờm, hoặc đau tai. Những bệnh nhân này đã được định bệnh bởi khám Nội Soi Có Chuẩn Bị - NSCCB [8] - bộc lộ mủ nằm sâu trong hốc mũi xoang. Những biểu hiện như xạm da, thâm quầng mắt, sưng nề mặt, thường không được ghi nhận trước điều trị; nhưng sau khi chữa khỏi CRS người khỏi bệnh đã có cải thiện rõ rệt: mặt hết sưng, nhỏ lại chiều ngang, rãnh mũi má trở nên rõ nét, mũi như cao lên, mắt như to ra và da sáng vì đủ dưỡng khí [8].

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X quang thường, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ

- Khám nội soi hốc mũi có thể thấy mủ dịch viêm từ các khe mũi, polips, niêm mạc phù nề, tình trạng dị hình của cấu trúc vách ngăn, cuốn giữa, mỏm móc, bóng sàng, hoặc quá phát cuốn dưới. Tuy nhiên khám nội soi bình thường chỉ cho thấy hình ảnh chính diện của hốc mũi, có thể không thấy rõ bệnh lý viêm. Vì lẽ này Trần lệ Thủyđã đưa ra kỹ thuật khám nội soi chức năng hốc mũi có chuẩn bị -[NSCCB] giảm đau và chống phù nề niêm mạc tác dụng nhanh mở khe giữa, khe bướm sàng để hút rửa bộc lộ mủ thoát ra từ hệ thống các lỗ xoang [8].

- X quang và CT Scan Sẽ xẩy ra những trường hợp sau: lý tưởng cho chẩn đoán là hình ảnh bệnh lý dương tính cả trên nội soi hốc mũi và hình ảnh bệnh lý trên phim. Cũng có thể hình ảnh nội soi và trên phim x quang đều âm tính nhưng triệu chứng lâm sàng lại điển hình của bệnh CRS. Phim điện quang thường có thể phản ánh tình trạng CRS. Phim chụp cắt lớp vi tính, đặc biệt tốt trong đánh giá bệnh lý giải phẫu xương vùng sàng, trán, bướm và vùng các lỗ ngách, phát hiện những vách ngăn trong lòng xoang hàm. Tuy nhiên, phim CT chỉ cung cấp hình ảnh cấu trúc xương và những bệnh lý viêm mũi xoang điển hình như khối nấm, khối mủ đậm đặc.  Hình ảnh mủ dịch viêm và niêm mạc viêm dầy trong hệ thống xoang không phải lúc nào cũng được phản ảnh rõ trên phim [8]. Theo Aygun và Zinreich hình ảnh bệnh lý chỉ phản ánh trên phim CT với tỷ lệ từ 70-80% số bệnh nhân CRS; Ngược lại có những trường hợp bệnh lý X quang rất điển hình nhưng trên bệnh nhân lại chưa có triệu chứng lâm sàng của bệnh [4].

Xét nghiệm vi sinh Như phần nguyên nhân vi sinh đã nói ở mục căn nguyên của CRS, vai trò của vi khuẩn trong CRS là khó xác định [3], trong khi thử nghiệm tìm nấm gây lại dễ thực hiện hơn.
Như vậy để xác chẩn CRS cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, là lý do đưa người bệnh đến khám và khám nội soi hốc mũi bổ sung triệu chứng thực thể. Hình ảnh X quang rất có ý nghĩa hỗ trợ, trừ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân CRS trên phim không phản ảnh rõ bệnh lý viêm niêm mạc, hoặc mủ trong xoang.

ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị nội khoa 
với kháng sinh đường uống, đường tiêm truyền và tại hốc mũi xoang.

- Kháng sinh uống và tiêm truyền: Vai trò của vi trùng gây bệnh trong CRS là khó xác định, mặc dù vậy sẽ là hợp lẽ nếu có kháng sinh đồ để chỉ dẫn việc dùng thuốc. Mặt khác, ngày nay những nghiên cứu đã cho thấy vai trò kháng kháng sinh của bacterial biofilm trong CRS đã hạn chế tác dụng điều trị nội khoa với kháng sinh đường uống và đường tiêm truyền. Nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng kháng sinh trên CRS đã được làm, tuy nhiên chưa có sự thuyết phục khách quan vì không thể lấy nhóm người bệnh không dùng kháng sinh làm lô chứng. Tác dụng điều trị kháng sinh còn hạn chế kể cả khi thực hiện một qui trình điều trị kéo dài trong ba tháng [2,3,4]. Carvin và Wallword cho rằng kháng sinh điều trị kéo dài đã làm giảm sự hình thành Biofilm và độc hại kháng sinh, tác giả khuyên rằng trong điều trị bước đầu là nên dùng kháng sinh, với các thuốc phổ cập là Cipofloxacin, Amoxicillin-clavulate [3]. Tuy nhiên sự kháng thuốc đã luôn xẩy ra hạn chế tác dụng điều trị và chủng loại thuốc cũng vì thế luôn phải lựa chọn lại.
Tóm lại kháng sinh toàn thân có hiệu quả rõ ràng trong điều trị viêm mũi xoang cấp, hoặc làm thuyên giảm triệu chứng trong CRS có đợt tái phát, nhưng trong viêm mạn CRS hiệu quả khó xác định, được coi là bước đầu trong điều trị [3].

- Điều trị tại hốc mũi xoang Dung dịch kháng sinh rỏ vào hốc mũi là cách thông dụng tuy rằng không trải qua sự hấp thụ thuốc có ý nghĩa hệ thống. Dung dịch Natri Clorid 0,9% và kháng sinh tưới rửa được coi là tích cực hơn cả. Nhiều phương pháp điều trị tại chỗ với mục đích tưới rửa làm sạch hốc mũi đã ra đời. Xa xưa, năm 1926 là kỹ thuật Proetz [9] đến ngày nay vẫn còn được áp dụng tuy ít phổ biến vì cơ chế chưa rõ ràng, ít hiệu quả. Sau này nhiều thiết bị phục vụ cho mục đích rửa hốc mũi đơn giản đã được sản xuất. Ở những mức độ khác nhau các giải pháp đang thông dụng đã góp phần điều trị CRS. Ưu điểm của các giải pháp đã có là dễ thực hiện, tuy nhiên chỉ có tác dụng trong những thể CRS nhẹ, không có tác dụng khi niêm mạc hốc mũi quá sưng phù, các đường tự nhiên từ cửa mũi vào các lỗ xoang bị bít tắc.

KỸ THUẬT THỦY TRẦN
 
Trần Lệ Thủy đã giải quyết vấn đề này tích cực điều trị CRS triệt để với kỹ thuật nội soi chức năng hốc mũi xoang; là một qui trình chống phù viêm tại chỗ, chống bít tắc các lỗ thông xoang, hút rửa khoang mũi họng xoang với nước muối sinh lý, dung dịch kháng sinh dưới sự kiểm soát của hệ thống nội soi ống cứng [8].

MỤC ĐÍCH
 
Mặc dù với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới, bệnh lý viêm mũi xoang vẫn luôn là một vấn đề thách thức đối với mỗi nhà chuyên khoa Tai Mũi Họng ở trong nước và thế giới. Xuất phát từ thực tiễn này chúng tôi khởi thảo một qui trình kỹ thuật nội soi chức năng mũi xoang sao cho nhà chuyên môn có thế quan sát được bệnh lý viêm mũi xoang từ những góc khuất của cấu trúc, làm sáng tỏ chẩn đoán và có thể điều trị triệt để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn trong hệ thống xoang, lập lại sự thông khí mũi xoang.

Kỹ thuật Thủy Trần được khởi thảo năm 2002.  Kết quả nghiên cứu & áp dụng kỹ thuật đã được báo cáo tại Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Ngành Tai Mũi Họng Toàn Quốc [ Giai đoạn một năm 2003-TP. Cần Thơ, Giai đoạn hai năm 2012-TP.Huế ]. Năm 2013 được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả.
 
CƠ SỞ KHOA HỌC
 
Hệ thống xoang là những khoang rỗng chứa khí nằm sâu bên trong hộp xương sọ mặt, mỗi xoang có lỗ thông tự nhiên mở qua những khe hẹp dẫn ra hốc mũi. Trong viêm mũi xoang niêm mạc lót trong những cấu trúc này sưng phù làm cho những khe hẹp, lỗ xoang càng trở nên chật hẹp dễ bít tắc, dịch sinh lý trong xoang ứ đọng hóa mủ không có đường thoát ra ngoài. Thêm vào đó là những dị hình giải phẫu hốc mũi góp phần gây gia tăng bệnh lý tắc nghẽn. Mức độ và vị trí của sự mất lưu thông này là không giống nhau giữa các cá thể do đó triệu chứng viêm mũi xoang bộc lộ trên người bệnh là đa dạng gây khó định bệnh và rất khó chữa khỏi triệt để. Khám với kỹ thuật nội soi thông thường chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh mặt chính diện của hốc mũi, không kiểm soát được bệnh lý viêm nhiễm ẩn ở mặt sau, mặt dưới, các góc khuất, các khe mũi, vòi nhĩ, các xoang. Kỹ thuật Thủy Trần là một qui trình nội soi mũi xoang ống cứng có chuẩn bị với tư thế nằm thích ứng, thuốc giảm phù nề, giảm đau, hút rửa hốc mũi xoang, cho phép quan sát những bệnh lý viêm nhiễm từ những góc sâu kín của hốc mũi xoang để xác chẩn & điều trị tại chỗ triệt để loại bỏ ổ mủ trong xoang, lập lại sự thông khí mũi xoang như tự nhiên.







ỨNG DỤNG
 
1/ Trong chẩn đoán
Triệu chứng viêm mũi xoang mạn tính rất đa dạng. Nhiều trường  hợp bệnh lý chỉ bộc lộ triệu chứng ở tai hoặc ở họng, thiếu vắng triệu chứng bệnh ở mũi. Khám nội soi có chuẩn bị với kỹ thuật Thủy Trần cho phép nhà chuyên môn quan sát được tổn thương ẩn náu sau các góc khuất của cấu trúc giải phẫu mũi xoang, cho phép xác định nguồn bệnh gốc viêm mũi xoang.

2/ Trong điều trị
Là giải pháp điều trị tại chỗ an toàn và triệt để ổ viêm mũi xoang mạn tính và những biến chứng của bệnh này gây ho kéo dài, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tắc vòi tai và tai giữa.

Giải pháp điều trị này đã hạn chế dùng kháng sinh toàn thân

3/ Kết hợp ngoại khoa: Ưu điểm của kỹ thuật mổ nội soi chức năng tối thiếu MIST [
Minimally Invasive Sinus Technique] sẽ trở nên hoàn hảo khi được chăm sóc tích cực sau mổ với kỹ thuật nội soi chức năng mũi xoang Thủy Trần.

4/ Điều trị an toàn hiệu quả nhanh bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CLINIC THỦY TRẦN

- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính đã tham gia điều trị theo đúng qui trình kỹ thuật Thủy Trần đều khỏi bệnh hoàn toàn.
- Mũi xoang và đường hô hấp trở nên thông thoáng đã cung cấp đủ oxy cho cơ thể, sức khỏe cải thiện rõ.
- Sắc da trở nên sáng đẹp.
- Mắt, mặt, rãnh mũi má hết phù sưng, chiều ngang mặt trở nên gọn đẹp.

2. Điều trị ngoại khoa - Kỹ thuật mổ nội soi với ống cứng ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới trong chẩn đoán CRS và điều trị ngoại khoa với phẫu thuật nội soi ESS - Endoscopic Sinus Surgery [7] và FESS - Functional Endoscopic Sinus Surgery [7,10,11,13]. Khởi xướng và đi đầu trong kỹ thuật này là Messerklinger [7], Wigand, Stammbeger [10], Kennedy [11,13]. Ở Việt Nam là Nguyễn Tân Phong [14], Nguyễn thị Ngọc Dung [15], Võ Thanh Quang [16], Nguyễn Kiên Hữu [17] và nhiều người khác. Tuy nhiên, xu hướng kỹ thuật mổ nội soi mũi xoang của thế giới đang chuyển sang một thời kỳ mới. Năm 2010 Palmer và Kennedy sau hai mươi trải nghiệm với FESS đã rút ra những nguyên nhân thất bại của kỹ thuật này. Các tác giả đã nhấn mạnh nhược điểm của FESS là khó chăm sóc hậu phẫu, không thỏa mãn trong điều trị một bệnh lý CRS có viêm xương [2,13]. Quan điểm mới của các phẫu thuật viên thế giới đang trở lại với kỹ thuật ban đầu [Primary Sinus Surgery] hay còn gọi tên khác là ESS [7,18]. Họ cho rằng yếu tố thành công của ESS là dễ chăm sóc sau mổ bằng nội soi rửa vết thương [13]. Đương nhiên phẫu thuật nội soi mở rộng ESS đã phá vỡ quan điểm bảo tồn chức năng FESS [10,11,13] và phẫu thuật nội soi xoang chức năng tối thiểu - MIST Minimaly Invasive Sinus Technique [19] đã được y văn thế giới ca ngợi trong hai thập kỷ qua. Những biến động lớn này trong kỹ thuật đã nói lên việc chẩn trị CRS luôn là khó khăn và thách thức, đòi hỏi người phẫu thuật viên luôn phải lựa chọn giải pháp thích hợp cho từng người bệnh.
 Tại Clinic Thủy Trần chúng tôi chỉ thực hiện kỹ thuật tối thiểu, phối hợp với kỹ thuật nội soi chức năng chăm sóc hốc mũi xoang. Giải pháp phối hợp này duy trì được quan điểm bảo tồn, mang lại kết quả điều trị lạc quan và an toàn.

KẾT LUẬN
VỀ CHẨN ĐOÁN CRS


1. Chn đoán CRS da vào tiêu chun vàng là triu chng lâm sàng.
2. Nhng d  hình cu trúc vách ngăn mũi, cun gia, mm móc, bóng sàng bt kín đường dn lưu dch t các xoang hàm, trán và sàng ra phía trước hc mũi, đã to nên mt bnh cnh CRS đc bit ch có triu chng bnh vùng hng, hoc vòi tai.
3. X quang, CT và MRI rt có ý nghĩa chn đoán và tiên lượng điu tr  ni ngoi khoa. Tuy nhiên có mt t l khong 30% - bnh lý niêm mc trong lòng xoang không bc l rõ trên phim.
4. Ni soi có chun b chng phù viêm đưa m trong h thng xoang ra ngoài đ xác chn nhng trường hp khó, hoc đau đu.
5. Viêm mũi xoang d ng luôn n sau nó mt CRS nhim khun.
6. Không loi tr CRS trên tt c bnh nhân đang viêm tai gia, ho và viêm hng.
 
V ĐIU TR CRS


Sau đây là s la chn gii pháp điu tr CRS đã được tri nghim an toàn hiu qu trong điu tri CRS ti Clinic Thy Trn.
 1. Điều trị triệt để CRS với nội soi chức năng hút rửa mũi xoang hệ thống theo kỹ thuật Thủy Trần [8] chống phù viêm niêm mạc làm thông đường tự nhiên đến các lỗ xoang, đưa dung dịch kháng sinh vào hệ thông mũi xoang viêm.
2. Với CRS dị ứng điều trị như với CRS để loại bỏ dị nguyên tại chỗ là ổ mủ kích thích từ trong xoang, điều trị bổ sung corticoid và kháng histamine tổng hợp [8].
3. Với polip - dị hình vùng OMC gây bít tắc dẫn lưu các xoang trước kỹ thuật Thủy Trần [8] phối hợp với mổ nội soi chức năng tối thiểu.  Xoang sàng sau và xoang bướm có thể hút rửa dẫn lưu qua đường tự nhiên.
4. Ngoài CRS, với bít tắc đường hô hấp trên ở trẻ em do nhiễm khuẩn có thể áp dụng an toàn hiệu quả nhanh bởi kỹ thuật Thủy Trần [8].
  
TÀI LIU THAM KHO


1. Lanza DC, Kennedy DW. Adult RhinoSinusitis Defined. Otolaryngol Head and Neck Surg. September 1997; 117[3]:S1-7.
2. Benninger MS. The Pathogenesis of RhinoSinusitis. In Commings otolaryngology head and neck surgery. Mostby E., 5Fifth ed. 2010, Volume I, pp:703-708.
3. Manning SC., Medical Management of Nasosinus Infectious and Inflammatory Disease. In Cummings Otolaryngology Head and Neck Surgery. Mosby E. ed., Fifth ed., 2010, Volume I, pp: 728- 738.
4. Aygun N., Zinreich SJ., Radiology of The Nasal Cavity and Paranasal Sinuses. In Cummings Otolaryngology Head and Neck Surgery, Mosby E. ed. Fifth ed., 2010, Volume I, pp: 662- 681
5. Hilding AC. Physiologic basis of nasal operations. Calif. Med J 1950; 94:147-156.
6. Cole P. Physiology of the Nose and Paranasal Sinuses. In: M. Eric Gershwin and Gary A.Incaudo [ed]. Diseases of the Sinuses A Comprehensive Textbook of Diagnosis and Treatment. Humana Press, 1996, pp: 33-51.
7. Messerklinger W.Endoscopy of the nose. Baltimore, Urban and Schwarzenberg, 1978.
8. Thủy TL, Kỹ thuật điều trị tại chỗ viêm mũi xoang mạn tính theo Thủy Trần, Nội san Hội Nghị Khoa Học Tai Mũi Họng Toàn Quốc 2012, TP. Huế 8-9/6/2012, pp: 180-185.
9. Roux DJ. Observation on the Proetz Displacement Therapy in Sinusitis A Demonstration of the Technique. S.A Medical Journal, May 1950.pp: 356-358.
10. Stammberger H. Functional Endoscpic Sinus Surgery, Philadelphia: BC Decker, 1991.
11. Kennedy DW. Endoscopic Sinus Surgery. In Paparella MM (ed) Otolaryngology Head and neck Surgery. Volume 3, chapter 5. Saunder com, 3th ed, pp: 1861-1971, 1991.
12. Palmer JN, Kennedy DW. Concepts of Endoscopic Sinus Surgery: Causes of Failure. In Cummings Otolaryngology Head and Neck Surgery. 5th ed, 2010, volume 1, chapter 52, pp: 759-774.
13. Clerico DM, Kennedy DW, Henick D. Functional Endoscopic Sinus Surgeery. In: M. Eric Gershwin and Gary A. Incaudo [ed]. Diseases of the Sinuses A comprehensive Textbook of Diagnosis and Treatment. Hummna Press, 1996, pp: 547-560.
14. Nguyễn Tân Phong, Phẫu thuật nội soi chức năng xoang. Nhà xuất bản Y Học, 1998.
15. Nguyễn Ngọc Dung, Điều trị viêm xoang hàm mạn tính bằng phương pháp mở khe giữa qua nội soi. Tạp chí thời sự Y học, 1997.
16. Võ Thanh Quang, vai trò của phẫu thuật nội soi chức năng trong một số bệnh lý mũi-xoang, Nội san Tai Mũi Họng số 3, Nhà xuất bản Y học, 1999, tr. 233-238
17.  Nguyên Kiên Hữu, phẫu thuật nội soi Mũi-Xoang, Luận án tiến sĩ Y Học, 2000.
18. Lal D., Stankiewicz JA. Primary Sinus Surgery. In Cummings Otolaryngology Head and Neck Surgery. Mosby Elservier, 5.ed, 2010, volume one, pp: 739-752.
19. Reuben C, Setliff Iii. Minimally Invasive Sinus Surgery: The rationale and technique. In Parsons DS, The Otolaryngologic Clinics of North America. Pediatric Sinusitis, pp: 115-128, 1996.


 
HÌNH NH MINH HA TRÊN BNH NHÂN
Tư liu ca Clinic Thy Trn

Ví d 1: Gii phóng m t trong xoang. Các l xoang được bc l sau quá trình điu tr.


 
  
Ví d 2: L xoang bướm, xoang hàm, khe bướm sàng bc l sau điu tr




Ví d 3M keo đc không th t thoát ra ngoài mc dù l xoang hàm đã được bc l
sau điu tr chng phù viêm

 
 
Ví dụ 4 - h1
Hình ảnh khi bắt đầu điều trị

 
 
Ví dụ 4 h2  Kết quả điều trị thể hiện trên phim CT
[trước điều trị 3/8/2009 và sau điều trị 10 tháng 15/6/2010]
 
 

Ví dụ 4 - h3
 
 
            
Ví dụ 5:  CRS trên phim X.quang hình ảnh viêm không điển hình
 


 Ví dụ 6: CRS với triệu chứng ở họng & đau đầu
 


Mủ đặc đang được lấy ra từ xoang hàm trái trong khi trên
phim không rõ bệnh lý xoang hàm hai bên.

Ví dụ 7CRS chỉ có triệu chứng ù tai, điếc hỗn hợp
 
 
 
Điếc hỗn hợp nhẹ bên phải và mủ từ trong xoang hàm cùng bên
 
Ví dụ 8: CRS chỉ có triệu chứng ù tai, điếc dẫn truyền
 
 

Điếc dẫn truyền, nhĩ đồ bệnh lý, viêm tai keo và mủ được hút ra từ lỗ xoang hàm bên trái
 
Ví dụ 9:  CRS chỉ có triệu chứng đau họng
 
 


Ví dụ 10: Ổ nấm được lấy ra khỏi xoang hàm trái qua nội soi
 
 
 
 

Cùng chuyên mục

"Ù tai" trong bệnh lý mũi xoang

Thuật ngữ chuyên môn ù tai - TINNITUS - được định nghĩa là tiếng âm vang sâu xa như ve kêu có âm sắc tần số cao, từ bệnh lý của tai trong.
Xem tiếp

Đau đầu & Viêm mũi xoang mãn

Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm mũi xoang. Chúng tôi giới thiệu ở đây một thể lâm sàng đặc biệt của viêm mũi xoang mãn tính mà đau đầu là triệu chứng duy nhất bộc lộ trên người bệnh. Dấu hiệu đau đầu đơn độc này thường dẫn người bệnh đến với những chuyên khoa khác như thần kinh, sọ não, hoặc tim mạch.
Xem tiếp

Trào ngược dạ dày thực quản & Viêm mũi xoang mãn

Trào ngược dạ dầy thực quản - GERD là bệnh thuộc chuyên khoa tiêu hoá có liên quan mật thiết đến bệnh lý viêm mũi xoang mãn tính - CRS và dị ứng vùng tai mũi họng.
Xem tiếp

Viêm Amidan - VA & Nhiễm khuẩn hô hấp

VA nằm ở trần vòm họng, ngã ba mũi họng vòi tai
Xem tiếp

Viêm mũi xoang trẻ em & Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Tuổi nhỏ là một yếu tố có ý nghĩa đặc biệt trong căn nguyên gây bệnh viêm mũi xoang và đường hô hấp trên. Hệ thống miễn dịch tại chỗ ở trẻ đã đóng vai trò thúc đẩy nhanh quá trình xâm nhập của siêu vi trùng, dị ứng từ môi trường và nơi xẩy ra phản ứng dị ứng là niêm mạc hô hấp.
Xem tiếp
Liên hệ
Tiến sĩ Trần Lệ Thủy
Thông tin liên hệ
Clinic Tai Mũi Họng Thủy Trần
Số 6 P.Đỗ Quang, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
OTOLARYNGOLOGY PRACTICE OTOLARYNGOLOGY PRACTICE
Trần Lệ Thủy - MD,Ph.D, Otolaryngologist
No.6 Do Quang St. Cau Giay Dist. Hanoi City
Email: thuyent12@gmail.com

Đóng
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Gửi ý kiến của bạn
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Tư vấn & đặt lịch khám bệnh 098 368 0276