TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

15/11/2023 16.347 lượt xem
 

Viết tắt là TNDDTQ. Triệu chứng là ợ hơi, ợ chua, dễ nôn chớ. Đây là chứng bệnh của đường tiêu hoá có liên quan nhân quả với các bệnh nhiễm khuẩn Tai Mũi Họng. Người có chứng bệnh này thường có tăng tiết axit trong dịch vị, cơ thắt môn vị yếu dễ mở cho dịch viêm từ dạ dầy trào lên thực quản. Ở tư thế nằm dịch này dễ trào ngược lên họng mũi xoang và vòi tai, mang vi khuẩn gây viêm tai, mũi xoang. Đặc biệt ở trẻ nhỏ vòi tai ngắn và cơ thắt vòi yếu ớt nên dịch DDTQ dễ trào lên tai gây viêm tai giữa... Mời bạn xem thêm bài dưới đây.

 

TRÀO NGƯỢC DẠ DẦY THỰC QUẢN VÀ CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
Gastroesophageal Reflux and Respiratory Diseases
 

Trần Lê Thủy MD., Ph.D
Trần Minh Trang MD., MSc
Websites: Taimuihongthuytran.com & Earnosethroat.vn
 
 
Trào ngược dạ dầy thực quản thuật ngữ quốc tế là Gastroesophageal Reflux [GER]. Đây là một bệnh lý có quan hệ mật thiết nhân quả với các bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng và phổi. Bệnh chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em.

ĐỊNH NGHĨA
 
Trào ngược dạ dầy thực quản là hiện tượng bất thường, tái diễn của thức ăn và dịch tiết chứa trong dạ dầy dâng lên thực quản và có thể lên trên cao hơn nữa [Philippe Contencin- Cumming 2010], tràn lên đường hô hấp, chỉ số pH trong dạ dày tăng cao trên mức bình thường [1,5 - 2,5].
 
NGUYÊN NHÂN
 
Cơ chế trào ngược: Ở trang thái tiêu hóa bình thường cơ thắt thực quản dưới [Lower Esophageal Sphincter - LES] mở để thức ăn vào dạ dầy và đóng lại sau đó để cho thức ăn này không trào ngược lại thực quản. Khi LES trở nên yếu, sự doãng mở không thích ứng làm cho thức ăn từ dạy dày trào lên thực quản. Từ thực quản khối lượng vật chất này trào lên ngã ba đường ăn đường thở.
 
Một nguyên nhân khác gây trào ngược là có thoát vị dạ dầy qua cơ hoành [Hiatal Hernia]
 
Thức ăn không tiêu hóa được cùng với dịch dạ dầy đã trở nên một khối vật chất nhiễm khuẩn khi trào lên cao khỏi thực quản dịch này có thể xâm nhập vào các các cơ quan hô hấp như phế quản, thanh khí quản, họng mũi xoang và qua vòi Eustachian vào tai giữa.
Do chế độ ăn chưa đúng, thực phẩm khó tiêu, sự bài tiết dịch vị rối loạn, hàm lượng acid tăng cao, pH trên 3,5. Hiện tượng này tái diễn làm cho cơ tâm vị không khỏe không co thắt đóng chặt thực quản sau khi ăn.
Viêm mũi xoang mạn tính là một nguồn cung cấp dịch viêm chảy từ trên mũi họng xuống, phản xạ nuốt xẩy ra thụ động khi ngủ đã đưa lượng mủ mũi xoang vào thực quản.
 
TRIỆU CHỨNG
 
Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ho, nôn chớ.
Cùng xẩy ra với các triệu chứng trào ngược thực quản là các triệu chứng của bệnh viêm họng, thanh quản viêm mũi xoang, viêm phổi.
 
ĐIỀU TRỊ
 
- Ở trẻ em
 
Điều trị tích cực chống nhiễm khuẩn đường hô hấp với nội soi hút rửa dịch viêm trong khoang mũi họng.
Điều chỉnh chế độ ăn. Trẻ cần được chia nhỏ bữa để lượng thức ăn chỉ vào dạ dầy với số lượng ít; tránh ăn ở tư thế nằm, tránh ăn quá muộn gần giờ ngủ đêm, nằm ngủ cũng ở tư thế đầu cao.
Thuốc chống trào ngược thường dùng ở trẻ em là Motilium dạng dung dịch.
 
- Ở người lớn
 
Điều trị triệt để viêm mũi xoang mạn tính.
Điều trị viêm dạ dầy, điều chỉnh chế độ ăn thích hợp như không ăn quá nhiều hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, hạn chế những thức ăn chua nhiều acid.
 
Thuốc ức chế bơm Proton theo rõi pH
 

Lựa chọn trong các loại thuốc sau:
Dexilant 30mg x 4 tuần, Nexium 20mg x 4 tuần, Prevacid 15mg  x 8 tuần, Prilosec 20mg x 4 tuần,
Zegerid 20mg x 4 tuần, Protonix 40mg x 8 tuần, AcipHex 20mg x 4 tuần


 

Liên hệ
Tiến sĩ Trần Lệ Thủy
Thông tin liên hệ
Clinic Tai Mũi Họng Thủy Trần
Số 6 P.Đỗ Quang, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
OTOLARYNGOLOGY PRACTICE OTOLARYNGOLOGY PRACTICE
Trần Lệ Thủy - MD,Ph.D, Otolaryngologist
No.6 Do Quang St. Cau Giay Dist. Hanoi City
Email: thuyent12@gmail.com

Đóng
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Gửi ý kiến của bạn
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Tư vấn & đặt lịch khám bệnh 098 368 0276