Viêm tai giữa cấp có triệu chứng như thế nào?

31/10/2014 38.909 lượt xem

Viêm tai giữa cấp có tên gọi quốc tế là Acute Otitis Media viết tắt là AOM.
Là bệnh rất phổ biển ở tuổi nhỏ, tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ từ sáu tháng đến ba tuổi, hiếm hơn ở trẻ lớn và người lớn.

 
Các triệu chứng ở đường hô hấp trên
Tai giữa được nối thông với mũi họng qua vòi Eustachian, lót trong lòng tai giữa là lớp niêm mạc đường hô hấp bài tiết dịch nhày sinh lý. Màng này nối liền với màng niêm mạc vòi nhĩ, khoang họng và mũi xoang. Vì lý do này AOM được coi là một bệnh trong nhóm các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. AOM thường xẩy ra đồng thời với viêm đường hô hấp trên cấp tính hoặc là hậu quả của một viêm mạn tính. Vì mối quan hệ giải phẫu sinh lý bệnh lý mật thiết này nên các triệu chứng bệnh viêm tai giữa cấp luôn nằm trong bệnh cảnh chung của các viêm nhiễm cấp và mạn tính xẩy ra đồng thời trong các cơ quan mũi xoang và họng, thậm chí có thể xẩy ra cùng với viêm thanh quản và đường hô hấp dưới.
Ngoài ra, viêm tai giữa cấp còn là hậu quả gây nên bởi bệnh lý trào ngược dạ dầy thực quản, dịch viêm từ thực quản có thể tràn lên vòm mũi họng qua vòi nhĩ để vào tai giữa
Ở trẻ em niêm mạc đường hô hấp có hệ thống miễn dịch rất nhạy cảm, hệ thống tổ chức tân lympho của vòng Waldeyer rất phát triển đặc biệt là VA và Amidan nên những viêm nhiễm tai mũi họng luôn dễ trở nên bùng phát, nhanh chóng phát triển từ bệnh lý cục bộ lan sang các cơ quan láng giềng; viêm tai giữa luôn đến sau một bệnh cảnh viêm mũi họng. Vi khuẩn dịch viêm qua vòi nhĩ gây viêm tắc vòi nhĩ, rồi từ đây gây viêm tai giữa cấp.

 
Triệu chứng bệnh toàn thân
Trẻ sốt cao từ 38-40 độ C, mệt mỏi, có triệu chứng chảy nước mũi, đau họng, ho.
 
Triệu chứng đau tai nổi bật trong bệnh cảnh viêm tai giữa
Trẻ lớn sẽ biết kêu đau trong tai, nuốt đau lên tai, ù tai, nghe kém. Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, có thể hay đưa tay lên vành tai, ngủ không yên vì đau.

 
Triệu chứng tại màng tai
Soi màng nhĩ ở giai đoạn sớm của viêm tai giữa sẽ thấy màng nhĩ căng xung huyết, hoặc đỏ rực, muộn hơn sẽ thấy màng nhĩ căng phồng, hoặc đỏ sẫm. Muộn hơn nữa, màng nhĩ có thể tự vỡ mủ chảy ra ống tai ngoài. Mủ tai có thể loãng hoặc đặc, có thể có mầu vàng lẫn máu.
 
Triệu chứng tại mũi họng
Soi hốc mũi có thể thấy niêm mạc mũi sưng nề, đỏ, tăng tiết dịch, có thể thấy dịch viêm, mủ trong hốc mũi, vòm họng, loa vòi tai. 
Soi vòm họng: ở trần vòm họng tổ chức VA thường quá phát, gây hạn chế thông khí, che lấp cửa vòi nhĩ, gây tắc vòi nhĩ và nghe kém.

 
Chức năng thính giác giảm
Đo chức năng nghe: Thính lực giảm khoảng 35- 40 dB, kiểu dẫn truyền.
Đo nhĩ lượng sẽ cho thấy nhĩ đồ bệnh lý kiểu C: đỉnh nhĩ đồ thấp và chuyển sang vùng áp lực âm do mất chức năng vòi nhĩ [Dysfunction of Eustachian Tube]; hiếm hơn có thể thấy nhĩ đồ hạ thấp nhưng trục không lệch trái, thậm chí đình có thể nằm sang chiều dương. Đây là phép đo khách quan, có thể đánh giá được mức độ tắc vòi tai, mức mủ trong tai giữa.
Giờ làm việc
Gửi ý kiến của bạn
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Cùng chuyên mục
Liên hệ
Tiến sĩ Trần Lệ Thủy
Thông tin liên hệ
Clinic Tai Mũi Họng Thủy Trần
Số 6 P.Đỗ Quang, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
OTOLARYNGOLOGY PRACTICE OTOLARYNGOLOGY PRACTICE
Trần Lệ Thủy - MD,Ph.D, Otolaryngologist
No.6 Do Quang St. Cau Giay Dist. Hanoi City
Email: thuyent12@gmail.com

Đóng
Giờ làm việc
Chiều từ 14h00 đến 19h30 (Nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Đặt lịch khám bệnh
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Gửi ý kiến của bạn
Các ô có dấu (*) là bắt buộc phải điền
Tư vấn & đặt lịch khám bệnh 098 368 0276